Ngày xa xưa, có một ông thầy và một học trò nằm dưới một gốc cây lớn, gần một bãi cỏ lớn. Bỗng học trò hỏi thầy với giọng rất bi quan:
Trò: Dạ thưa thầy, con không biết làm sao để ta tìm được tâm hồn đồng điệu với mình. Xin thầy giúp con!

Thầy: (Im lặng một lúc rồi chậm rãi nói) À, đây là một vấn đề khó và dễ.
Trò: ???
Thầy: Hãy nhìn đây. Phía trước có một bãi cỏ, tại sao con không đi lại đó và cố gắng tìm một cọng cỏ đẹp, ngắt nó cho ta. Chỉ một cọng thôi nhưng nhớ đừng bao giờ đi ngược trở lại, cứ bước tới thôi nhé!
Trò: Thưa vâng, xin chờ con (anh chàng xăm xăm bước vào đồng cỏ)
Một vài phút sau…
Trò: Thưa thầy, con đã về.
Thầy: Sao ta không thấy cọng cỏ đẹp nào trên tay con cả?
Trò: Trên đường đi, con thấy rất nhiều cỏ đẹp nhưng con nghĩ sẽ tìm thấy một cọng đẹp hơn vì thế con không hái. Con đã không nhận ra rằng con đã đi hết bãi cỏ mà vẫn chưa tìm được điều mong đợi. Vì thầy bảo con không đi ngược trở lại nên con chẳng thể làm gì được cả.
Thầy: Đó là điều đã xảy ra trong đời thật. Những cọng cỏ tượng trưng cho những người xung quanh con. Cọng cỏ đẹp giống như một người thu hút con và việc tìm kiếm không quay lại trên đồng cỏ chính là thời gian. Trong việc tìm kiếm tâm hồn đồng điệu, nếu con thường xuyên so sánh và hy vọng sẽ có người tốt hơn, con sẽ bỏ phí cuộc đời. Hãy nhớ “thời gian chẳng quay trở lại”. Hãy chấp nhận đối tượng như họ vốn là như thế.