Khoảng 2 tuần sau lễ khai giảng, lớp tôi nhận thêm một họ sinh mới. Kèm theo cô học sinh mới này là “ chỉ thị” từ ban giám hiệu : Đây là một cô bé có nhu cầu đặc biệt.

Kate bị bố mẹ bỏ rơi ngay khi mới sinh. Cô bé bị đưa từ trại trẻ mồ côi này sang viện từ thiện khác, cuối cùng được một người họ hàng xa nhận về nuôi. Cô bé lúc nào cũng trầm uất và người họ hàng xa kia đưa cô vào trường dành cho trẻ em chậm phát triển.

_  Có lẽ Kate chẳng làm gì được nhiều đâu! Cô cứ thử xem sao thôi – Cô hiệu trưởng nói với tôi như vậy.

Trước khi Kate đến, tôi phải trò chuyện với cả lớp. Học sinh của tôi đều là những đứa trẻ hiếu động, nên tôi phải nhắc nhở rằng người bạn mới tới này có nhu cầu đặc biệt và tất cả phải giúp đỡ bạn. Tôi phân công hai cô bé ngoan nhất lớp, Deirdre và Rence ngồi cạnh Kate   để trở thành những người bạn đặc biệt của cô bé,

Ngày hôm sau Kate đến lớp, tim tôi như thắt lại khi nhìn thấy cô bé. Kate lê bước chậm chạp như một người già, tóc rối bù vì không được chải. Mắt cô bé xanh biếc nhưng trống rỗng, tay ôm một con búp bê rất bẩn.

“Mình biết làm làm gì với cô bé này bây giờ? Nó cần những gì và mình đáp ứng được những gì “. Tuy nhiên Deirdre và Rene đã nhanh chóng kéo cô bé vào chỗ ngồi.

Nếu bạn hay tiếp xúc với các em học sinh nhỏ, bạn sẽ  thấy rằng chúng sẽ không bao giờ làm  cho bạn ngừng thấy bất ngờ. Không học sinh nào trong lớp tôi coi sự có mặt của Kate là bất thường, chúng cư xử tự nhiên như thể Kate là người hoàn toàn giống chúng.

Ngày qua ngày, Rene và Deirdre dạy Kate đi thẳng hơn, cùng Kate giặt quần áo cho con búp bê mà lúc nào Kate cũng mang thao bên mình. Vài cậu bé trong lớp dạy Kate ăn bằng thìa chứ không phải bằng tay như trước nữa. Sự trống rỗng rời khỏi đôi mắt xanh của Kate, Kate cười nhiều hơn và thậm chí còn bắt đầu viết e-mail.

nhu cầu đặc biệt nhất là sự yêu thương

Sự thay đổi không chỉ ở Kate, các học sinh lớp tôi đều thay đổi. Chúng dễ thương và kiên nhẫn hơn. Chúng  tôi như một gia đình lớn chứ không chỉ là một lớp học.

Một  ngày khi tôi đọc chính tả cho cả lớp, bỗng Kate đứng dậy lại gần tôi:

_  Em có thể giúp cô đọc không?

Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng đồng ý. Thế là cứ mỗi câu tôi đọc, Kate đọc lại cho các bạn bằng giọng nói hơi ngọng nghịu và rất đặc biệt của cô bé. Cả lớp đều mỉm cười và đó là bài chính tả tốt nhất mà học sinh của tôi từng làm. Từ đó, mỗi tuần một lần, tôi để Kate giúp tôi với việc đọc chính tả.

Cuối năm học, Kate thi đỗ vào một trường cấp II công lập. Từ hồi đó, tuy tôi không bao giờ gặp lại Kate nữa, nhưng tôi vẫn thường nghĩ đến cô bé và luôn mang theo một bức ảnh của cô trong ví. Kate nhắc tôi nhớ đến niềm vui mà cô bé mang tới cho tôi và các học sinh. Niềm hạnh phúc đó là sự thông cảm và thấu hiểu, rằng mọi người, dù thuộc tôn giáo nào, dân tộc nào xã hội nào hay trình độ nào cũng đều là người có “ nhu cầu đặc biệt”. Và nhu cầu đặc biệt nhất là sự yêu thương.

Frankie Germany